Phương pháp hiệu quả cách điều trị hôi nách tại nhà

Hôi nách là bệnh lý xảy ra khi vi khuẩn phân hủy mồ hôi tiết ra ở vùng da dưới cánh tay dẫn đến mùi khó chịu. Bệnh có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý tiềm ẩn cần phải được điều trị sớm nhằm tránh những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cũng như tâm lý.

Nguyên nhân gây bệnh hôi nách

Bên cạnh các nguyên nhân thông thường như ăn uống thiếu khoa học, cạo lông nách không đúng cách, stress… thì hôi nách còn được xem là hệ lụy của nhiều bệnh lý trong cơ thể.

Bệnh hôi nách

Bệnh hôi nách khiến nhiều người mất tự tin trong giao tiếp

 

– Bị hôi nách do các nguyên nhân thông thường:

  • Do tuyến apocrine tiết nhiều mồ hôi: Trong cơ thể tuyến bài tiết apocrine chịu trách nhiệm điều hòa thân nhiệt. Khi cơ thể cảm thấy nóng, tuyến apocrine sẽ tiết ra nhiều mồ hôi ở nách. Vi khuẩn có sẵn trên da sẽ phân hủy mồ hôi khiến chúng ta bị hôi nách.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Uống nhiều rượu, cà phê và thường xuyên ăn gia vị cay như hành, tỏi, ớt có thể mồ hôi ở nách có mùi khó chịu.
  • Cạo lông nách: Thói quen cạo lông nách có thể gây tổn thương da, làm phì đại nang lông. Điều này làm tăng tiết chất béo trên bề mặt da và tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển dẫn đến bệnh hôi nách.
  • Vệ sinh vùng nách không sạch sẽ: Khi không được làm sạch thường xuyên, vi khuẩn có thể tấn công vào nách và phân giải mồ hôi khiến cho vùng cánh trở nên nặng mùi.
  • Căng thẳng: Stress gây rối loạn nội tiết tố và kích thích tuyến mồ hơi dưới nách tiết ra nhiều chất béo, chất đạm. Những chất này khi gặp vi khuẩn sẽ phát sinh mùi khó ngửi.
  • Di truyền: Nghiên cứu cho thấy nếu trong gia đình có cả cha và mẹ bị hôi nách thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh lên đến 85%. Tỷ lệ này giảm xuống còn 50% nếu chỉ có một người là cha hoặc mẹ bị bệnh.
  • Gặp tác dụng phụ của thuốc tây: Các loại thuốc tân dược như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị rối loạn thần kinh… khi sử dụng có thể khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn, từ đó tạo cơ hội cho bệnh hôi nách phát triển.

– Hôi nách do bệnh lý:

Một số vấn đề về y tế cũng có thể gây ra mùi hôi khó chịu ở nách. Chúng bao gồm:

  • Bệnh hôi mùi cá: 

Căn bệnh này còn được gọi là Trimethylaminuria. Bệnh xảy ra khi cơ thể bị rối loạn di truyền gây thiếu hụt FMO3 – một loại enzym tham gia vào quá trình chuyển đổi trimethylaminuria có trong thức ăn thành trimethylamine oxide. Một khi trimethylaminuria không được chuyển hóa hết, nó sẽ được đào thảo thông qua nước tiểu, mồ hôi và cả hơi thở. Điều này khiến vùng nách cũng như toàn bộ cơ thể phát sinh mùi hôi tanh khó chịu như mùi cá.

  • Tiểu đường: 

Ở người bị tiểu đường, lượng glucose nạp vào cơ thể thường được chuyển hóa thành chất béo. Từ đó sản sinh ra nhiều chất xeton hơn. Chất này tích tụ trong tuyến mồ hôi có thể khiến bạn bị hôi nách kéo dài.

  • Bệnh cường giáp:

Căn bệnh này có thể kích thích tăng tiết mồ hôi và khiến bệnh hôi nách bùng phát.

  • Các bệnh lý khác:

Một số vấn đề ở gan, thận hoặc nhiễm nấm candida ở nách cũng gây ra mùi hôi khó chịu dưới vùng cánh.

Biểu hiện của bệnh hôi nách

Hôi nách có thể ảnh hưởng đến cả nam lẫn nữ. Bệnh có các triệu chứng điển hình sau:

  • Vùng da dưới cánh tay thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt
  • Nách tiết ra dịch nhờn màu trắng hoặc màu vàng nhạt
  • Khu vực vùng cánh tỏa ra mùi hôi khó chịu cả ngày lẫn đêm.
  • Khi cơ thể hoạt động mạnh, mùi hôi có xu hướng trở nên nồng nặc hơn.

Triệu chứng của bệnh hôi nách

Người bị hôi nách thường có khuynh hướng đổ nhiều mồ hôi ở vùng da dưới cánh tay

Hôi nách có lây không?

Bệnh hôi nách không có khả năng lây lan, ngay cả khi bạn tiếp xúc da kề da hoặc mặc chung áo với người bệnh.Mặc dù vậy, căn bệnh này lại có khuynh hướng di truyền. Nếu trong gia đình bạn có cha mẹ bị hôi nách thì cần chú ý đề phòng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Không ai muốn sống chung với mùi hôi nách suốt đời, đặc biệt là khi có nhiều cách đơn giản giúp khắc phục được chứng bệnh khó chịu này.

Tuy nhiên, nếu bạn đã thử mọi phương pháp tại nhà mà vùng cánh vẫn tiết ra mùi hôi khó chịu, bạn nên đi khám bác sĩ để xác định liệu bản thân có mắc bệnh lý tiềm ẩn nào khác hay không.

Cách điều trị hôi nách triệt để

Mục tiêu chính của việc điều trị hôi nách là giảm bớt hoạt động của các tuyến mồ hôi. Điều này có thể được thực hiện thông qua nhiều biện pháp khác nhau như áp dụng các mẹo chữa hôi nách bằng tự nhiên, uống thuốc tây, thực hiện các thủ thuật y khoa hay dùng thảo dược Đông y.

1. Cách trị hôi nách tại nhà theo kinh nghiệm dân gian

Hôi nách là căn bệnh thầm kín nên hầu hết các trường hợp đều có khuynh hướng tự tìm cách khắc phục tại nhà. Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa hôi nách đang được mọi người chia sẻ và áp dụng nhiều:

 Chữa hôi nách bằng giấm táo:

Đặc tính axit cùng với khả năng kháng khuẩn tự nhiên của giấm táo có thể giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mùi và tiêu diệt chúng. Sử dụng nguyên liệu này thường xuyên cũng giúp làm sáng vùng da dưới cánh tay của bạn.

  • Chuẩn bị một chén giấm táo
  • Bạn lấy bông gòn thấm giấm táo thoa trực tiếp vào nách
  • Thực hiện cách này 2 lần mỗi ngày. Một lần vào buổi sáng sau khi tắm rửa sạch sẽ và một lần thoa vào buổi tối trước khi đi ngủ.

– Mẹo chữa hôi nách bằng chanh

Sở hữu hàm lượng axit citric dồi dào, chanh giúp kháng khuẩn, cân bằng độ pH cho da vùng cánh khiến vi khuẩn không còn môi trường lý tưởng để phát triển.

Cách chữa bệnh hôi nách bằng chanh

Chanh có đặc tính sát khuẩn nên có thể dùng để trị hôi nách

  • Bạn cắt đôi quả chanh và chà nhẹ vào nách
  • Để da khô tự nhiên và rửa lại bằng nước sạch
  • Nếu da bạn nhạy cảm, hãy pha loãng nước cốt chanh với nước lọc theo tỷ lệ 1:1 trước khi thoa lên da để giảm bớt tính axit của chanh.
  • Thực hiện cách này mỗi ngày 1 lần cho đến khi mùi hôi bị loại bỏ hoàn toàn.

– Trị hôi nách bằng dầu dừa

Axit lauric, axit capric là những loại axit béo có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với vi khuẩn gây mùi cơ thể, đặc biệt là mùi hôi ở nách. Chúng đều được tìm thấy trong dầu dừa.

  • Lấy một ít dầu dừa nguyên chất thoa vào khu vực nách bị ảnh hưởng
  • Giữ nó trên da khoảng 30 phút để các chất trong dầu dừa thấm vào da và phát huy tác dụng.
  • Cuối cùng dùng nước ấm rửa lại nách.
  • Thực hiện mẹo tự nhiên này 1 – 2 lần mỗi ngày. Trước khi thoa dầu dừa bạn nên tắm hoặc lau rửa vùng da dưới cánh cho sạch sẽ để đạt được hiệu quả tốt hơn.

 Cách điều trị hôi nách bằng phèn chua:

Trong y học cổ truyền, phèn chua được sử dụng như một vị thuốc sát trùng. Nó giúp khắc phục nhiều vấn đề về da, trong đó có cả bệnh hôi nách.

  • Lấy 50g phèn chua cho vào nồi chưng đến khi phèn chua xốp và nở phồng ra.
  • Rây phèn chua lấy bột mịn và cất vào hũ thủy tinh dùng dần
  • Sau khi tắm xong, bạn lấy một ít phèn chua pha với rượu thành hỗn hợp đặc sệt rồi thoa vào nách
  • Áp dụng ngày 2 lần sẽ giúp giảm bớt mùi hôi nách.

– Đánh bay mùi hôi khó chịu dưới cánh tay bằng gừng:

Gừng chứa một lượng lớn tinh dầu và các chất cay có khả năng ức chế sự phân chia tế bào của vi khuẩn, làm cho vùng da dưới cánh tay trắng và thơm hơn.

Cách trị hôi nách tại nhà bằng gừng

Dùng gừng chữa hôi nách là mẹo dân gian đơn giản, dễ thực hiện

  • Giã nát gừng tươi, để cả bã hoặc chắt lấy nước cốt thoa vào nách
  • Thực hiện vài lần mỗi ngày, sau một thời gian bệnh hôi nách sẽ được cải thiện.

Những cách điều trị hôi nách bằng tự nhiên có tính tiện lợi cao, nguyên liệu dễ kiếm, cách thực hiện đơn giản. Tuy nhiên chúng chỉ cho hiệu quả với những trường hợp bị nhẹ, khi thực hiện phải áp dụng kiên trì. Đối với những người mắc hôi nách do bệnh lý thì mẹo tự nhiên hầu như không có hiệu quả.

ĐIỀU TRỊ HÔI NÁCH BẰNG TINH DẦU DẠ THẢO LIÊN

Với thành phần thiên nhiên 100% như: Mộc hương, tế tân, hoa cúc, bạch chỉ, long nhãn… an toàn lành tính khi sử dụng.

Cách dùng: Vệ sinh vùng nách sạch sẽ sau đó xịt vào mỗi bên nách 2 cái. mỗi ngày 2 lần.

Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *